
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3567
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Dương, Đại Hà | - |
dc.contributor.advisor | Nguyễn, Đình Hưng | - |
dc.contributor.author | VŨ, NGỌC ANH | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-24T09:11:26Z | - |
dc.date.available | 2022-02-24T09:11:26Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3567 | - |
dc.description.abstract | Chấn thương sọ não (CTSN) là một tác động lên đầu hoặc chấn thương xuyên qua sọ gây phá vỡ chức năng bình thường của não bộ. Chấn thương sọ não nặng được phân loại là nhóm bệnh nhân có điểm Glassgo coma scale dưới 8 điểm. Đây là một bệnh lý rất thường gặp trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện, điều trị tốn kém, di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao. Nhiều bệnh nhân chấn thương sọ não nặng chết trước khi đến bệnh viện. Trên thực tế, gần 90% các ca tử vong tại Mỹ liên quan đến chấn thương đều có chấn thương sọ não. Khoảng 75% bệnh nhân chấn thương sọ não được chăm sóc y tế có thể được phân loại là chấn thương sọ não nhẹ, 15% ở mức trung bình và 10% là nghiêm trọng1 . Theo dữ liệu gần đây nhất của Mỹ, ước tính có 1.700.000 ca chấn thương sọ não xảy ra hàng năm, bao gồm 275.000 ca nhâp viện và 52.000 ca tử vong2 . Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám và điều trị khoảng 10.000 bệnh nhân chấn thương sọ não mỗi năm và trong đó có khoảng 2.000 - 4.000 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng và khoảng 1.000 bệnh nhân tử vong do chấn thương sọ não. Phần lớn bệnh nhân tử vong do chấn thương sọ não nặng 3 . Theo Mathers, đến năm 2020, bệnh lý chấn thương sọ não sẽ vượt nhanh qua rất nhiều bệnh và trở thành vấn đền sức khỏe nghiêm trọng gây ra tử vong và tàn phế, và theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì tới 2030, chấn thương sọ não sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn cầu 4 . Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị và tiên lượng tử vong của các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng: cấp cứu ban đầu, quá trình vận chuyển bệnh nhân không đảm bảo được đường thở thông thoáng cho các bệnh nhân, không sơ cứu được các tổn thương ban đầu làm nặng tình trạng bệnh nhân; tổn thương giải phẫu bệnh nặng nề như thiếu máu não lan tỏa do chấn 2 thương mạch, do chảy máu màng mềm lan tỏa, hay các giập não đa ổ lớn, các khối máu tụ lớn gây chèn ép nhiều; bên cạnh đó các tổn thương phối hợp như: chấn thương ngực, bụng kín cũng rất thường gặp ở các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng cũng làm tăng nguy có tử vong. Ngoài ra, các rối loạn về cận lâm sàng như tình trạng thiếu máu, rối loạn điện giải, đường máu ảnh hưởng tới tiên lượng của bệnh nhân cũng đang được các nhà khoa học nghiên cứu 5–8 . Các tiến bộ về y khoa và các mô hình dự đoán gần đây đã đưa ra mô hình dự đoán rõ ràng hơn về tiên lượng cho bệnh nhân. Tuy nhiên thái độ xử trí, diễn biến lâm sàng, và tiên lượng kết quả điều trị của bệnh nhân chấn thương sọ não vô cùng phong phú và khác biệt ở từng trường hợp bệnh nhân. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng và nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. 2. Đánh giá kết quả và nhận xét một số yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 3 1.1. TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ BỆNH TRONG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG............................................................... 3 1.1.1. Tổn thương não nguyên phát ........................................................ 3 1.1.2. Tổn thương não thứ phát............................................................... 4 1.1.3. Cơ chế cơ học của chấn thương sọ não nặng................................. 9 1.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG . 9 1.2.1. Triệu chứng lâm sàng ................................................................... 9 1.3. HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH SỌ NÃO TRONG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG............................................................................... 14 1.4. ĐIỀU TRỊ CTSN NẶNG................................................................... 17 1.4.1. Theo dõi áp lực nội sọ................................................................. 17 1.4.2. Vai trò của phẫu thuật trong CTSN nặng .................................... 20 1.4.3. Hồi sức tích cực trong CTSN...................................................... 21 1.4.4. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh nhân chấn thương sọ não nặng ..................................................................................... 22 1.4.5. Mô hình tiên lượng kết quả điều trị của BN CTSN ..................... 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 27 2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.................................... 27 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 27 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 28 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 28 2.3.2. Cỡ mẫu....................................................................................... 28 2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu................................................... 28 2.3.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................. 28 2.3.5. Kỹ thuật thu thập thông tin ......................................................... 36 2.3.6. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................... 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 37 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU............................ 37 3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới............................................................. 37 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng ..................................................................... 39 3.1.3. Đặc điểm tổn thương trên cắt lớp vi tính..................................... 42 3.1.4. Điều trị và kết quả điểu trị .......................................................... 44 3.1.5. Tỷ lệ tử vong sau điều trị ............................................................ 46 3.2. LIÊN QUAN GIỮA TỶ LỆTỬVONG VÀ CÁC YẾU TỐTIÊN LƯỢNG . 47 3.2.1. So sánh đơn yếu tố và tiên lượng tử vong ................................... 47 3.2.2. So sánh đa yếu tố và tiên lượng tử vong ..................................... 50 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 52 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG............................................................. 52 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.................. 52 4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân CTSN nặng .......... 56 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUY CƠ TỬ VONG..................... 58 4.2.1. Kết quả điều trị........................................................................... 58 4.2.2. Đánh giá một số yếu tố liên quan tới tử vong.............................. 60 KẾT LUẬN................................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Ngoại khoa | vi_VN |
dc.subject | 8720104 | vi_VN |
dc.title | KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG VÀ NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUY CƠ TỬ VONG | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0629.pdf Restricted Access | 1.98 MB | Adobe PDF | ![]() Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.