Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3937
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Anh Tuấn-
dc.contributor.authorVũ, Hải Đăng-
dc.date.accessioned2022-11-10T07:51:35Z-
dc.date.available2022-11-10T07:51:35Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3937-
dc.description.abstractĐột quỵ não là loại bệnh lý nặng, có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ ba sau ung thư và nhồi máu cơ tim1. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật lâu dài ở người trưởng thành, 25% - 74% trong số những bệnh nhân còn sống cần được hỗ trợ hoặc hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày2. Đột quỵ não bao gồm nhồi máu não chiếm 80 – 85% và chảy máu não chiếm 15 – 20%. Liệt vận động là di chứng thường gặp nhất sau đột quỵ với hơn 50% bệnh nhân (BN) do liên quan đến tổn thương đường đi của bó sợi trục. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị NMN cấp và phục hồi chức năng sau đột quỵ nhưng tỉ lệ BN phụ thuộc sau NMN vẫn chiếm 20% - 30%. Tiên lượng hồi phục vận động sau NMN là điều quan trọng đối với các chiến lược phục hồi chức năng cụ thể nhưng lại là một nhiệm vụ khó khăn. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng dự đoán kết quả phục hồi liệt vận động ở BN NMN bằng cách sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, phương pháp điện sinh lý và hình ảnh thần kinh chức năng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này có một nhược điểm là không đánh giá được bó tháp- cấu trúc quan trọng nhất để điều khiển vận động, đặc biệt là điều khiển vận động tinh tế của bàn tay3. Trước đây, chẩn đoán tổn thương sợi trục chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng Babinski (+). Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) tổn thương sợi trục gặp khó khăn do sợi trục đồng tín hiệu với chất trắng dưới vỏ trên ảnh cộng hưởng từ (CHT) và đồng tỷ trọng trên ảnh cắt lớp vi tính (CLVT). Thời gian gần đây, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chụp cộng hưởng từ (CHT) sức căng khuếch tán (SCKT) (DTI: Diffusion tensor imaging) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại trong tạo ảnh cộng hưởng từ để đánh giá một số bệnh lý thần kinh. Mục đích của chụp chuỗi xung này là đánh giá các tổn thương sợi trục của não, tủy sống hoặc tìm liên quan giữa các tổn thương và bó thần kinh (BTK) để tránh làm tổn thương các bó thần kinh khi điều trị tổn thương. Chuỗi xung DTI đã được sử dụng lần đầu tiên trên máy CHT với từ lực 1.5 Tesla bởi tác giả Basser (2000)4 và cho thấy những giá trị trong việc khảo sát bó thần kinh (BTK). Tuy nhiên, việc áp dụng kỹ thuật này trên máy CHT 1.5 Tesla bộc lộ nhiều hạn chế khi hiển thị hình ảnh tại những nơi BTK đa hướng hay bắt chéo nhau. Hơn nữa, việc có nhiều thông tin nhiễu cũng khiến đánh giá tổn thương BTK gặp nhiều khó khăn. Máy CHT 3.0 Tesla do vậy đã được sử dụng để nghiên cứu chuỗi xung DTI, cho thấy hiệu quả vượt trội trong việc hiển thị hình ảnh BTK. Với cường độ từ trường mạnh hơn sẽ làm giảm ảnh hưởng của từ trường cục bộ giúp tăng tính chính xác của các thông tin định lượng và định tính thu được, thời gian chụp ngắn hơn cũng phù hợp khi thực hiện trong những trường hợp yêu cầu thời gian chụp nhanh gọn. Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu đánh giá sự liên quan giữa tổn thương sợi trục với sự phục hồi vận động của bệnh nhân NMN cho thấy đây là phương pháp có giá trị cao, giúp ích nhiều trong tiên lượng nhồi máu não, để có kế hoạch điều trị thích hợp. Tuy vậy, tại Việt Nam hiện còn rất ít nghiên cứu đánh giá tổn thương sợi trục trên CHT sức căng khuếch tán ở bệnh nhân NMN. Để góp phần tìm hiểu thêm về liên quan giữa hình ảnh sợi trục trên CHT sức căng khuếch tán với lâm sàng của BN NMN, nhất là trên máy CHT 3.0 Tesla, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tổn thương sợi trục bằng chuỗi xung DTI trên máy cộng hưởng từ 3.0 Tesla ở bệnh nhân nhồi máu não cấp trên lều” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương sợi trục bằng CHT 3.0 Tesla sức căng khuếch tán ở bệnh nhân nhồi máu não cấp trên lều. 2. Đánh giá mối liên quan giữa tổn thương sợi trục với mức độ liệt và phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân nhồi máu não cấp trên lều.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu học 3 1.1.1. Sơ lược đặc điểm giải phẫu sợi trục 3 1.1.2. Cấp máu cho sợi trục 5 1.2. Mô học 5 1.3. Chẩn đoán lâm sàng 7 1.3.1. Chẩn đoán nhồi máu não 7 1.3.2. Biểu hiện lâm sàng của tổn thương sợi trục 7 1.3.3. Đánh giá sức cơ trên lâm sàng 8 1.3.4. Đánh giá hồi phục của bệnh nhân sau đột quỵ trên lâm sàng 9 1.4. Chẩn đoán hình ảnh sợi trục 9 1.4.1. Chụp cộng hưởng từ sức căng khuếch tán sợi trục 9 1.4.2. Chụp cộng hưởng từ phổ khuếch tán 20 1.5. Đánh giá NMN và hồi phục của bệnh nhân trên CHT SCKT 21 1.5.1. Đánh giá NMN trên CHT SCKT 21 1.5.2. Đánh giá hồi phục của BN trên CHT SCKT 24 1.6. Tình hình nghiên cứu tổn thương sợi trục bằng Cộng hưởng từ sức căng khuếch tán 26 1.6.1. Trên thế giới 26 1.6.2. Ở Việt Nam 27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.3. Cỡ mẫu 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 29 2.2.3. Quy trình kỹ thuật chụp CHT nhồi máu não 30 2.2.4. Các biến số nghiên cứu 32 2.2.5. Thu thập và xử lý số liệu 35 2.2.6. Đạo đức nghiên cứu 36 2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu 38 3.1.1. Đặc điểm chung 38 3.1.2. Biểu hiện lâm sàng 39 3.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ khuếch tán 41 3.2.1. Hình ảnh vùng nhồi máu não trên cộng hưởng từ 41 3.2.2. Hình ảnh tổn thương sợi trục trên cộng hưởng từ khuếch tán sức căng 44 3.2.3. Liên quan giữa chỉ số cộng hưởng từ khuếch tán của sợi trục với mức độ liệt và phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân nhồi máu não sau 3 tháng 49 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 57 4.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu 57 4.1.1. Đặc điểm chung 57 4.1.2. Biểu hiện lâm sàng 58 4.2. Hình ảnh cộng hưởng từ vùng nhồi máu não 59 4.2.1. Phân bố theo vùng cấp máu động mạch não 59 4.2.2. Vị trí nhồi máu 59 4.2.3. Diện tích nhồi máu 60 4.2.4. Chiều sâu vùng nhồi máu 60 4.2.5. Đặc điểm các chỉ số khuếch tán vùng nhồi máu 61 4.3. Hình ảnh tổn thương sợi trục trên cộng hưởng từ khuếch tán sức căng 64 4.3.1. Bên tổn thương 64 4.3.2. Liên quan giữa vị trí bó sợi trục với vùng nhồi máu 65 4.3.3. Tín hiệu bó sợi trục trên bản đồ FA mã hoá màu 67 4.3.4. Các giá trị FA,ADC của bó sợi trục bên nhồi máu và bên đối diện 69 4.4. Liên quan giữa chỉ số cộng hưởng từ khuếch tán của sợi trục với mức độ liệt và phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân nhồi máu não sau 3 tháng 72 4.4.1. Mức độ tổn thương sợi trục 72 4.4.2. Liên quan giữa mức độ tổn thương bó sợi trục và hồi phục vận động của bệnh nhân sau 3 tháng 72 4.4.3. Liên quan giữa giá trị FA,ADC toàn bộ và từng vị trí của đoạn sợi trục bên nhồi máu với mức độ hồi phục chức năng vận động sau 3 tháng 74 4.4.4. Tiên lượng hồi phục chức năng vận động của bệnh nhân sau 3 tháng 75 KẾT LUẬN 77 KHUYẾN NGHỊ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectCộng hưởng từ sức căng khuếch tán (DTI)vi_VN
dc.titleĐánh giá tổn thương sợi trục bằng chuỗi xung DTI trên máy cộng hưởng từ 3.0 Tesla ở bệnh nhân nhồi máu não cấp trên lềuvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn thạc sỹ - Vũ Hải Đăng (1).docx
  Restricted Access
9.4 MBMicrosoft Word XML
Luận văn thạc sỹ - Vũ Hải Đăng (1).pdf
  Restricted Access
4.19 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.