Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4031
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Duy, Huề-
dc.contributor.authorNguyễn Thị, Hằng-
dc.date.accessioned2022-11-21T02:55:11Z-
dc.date.available2022-11-21T02:55:11Z-
dc.date.issued2022-11-07-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4031-
dc.description.abstractTrượt đốt sống (TĐS) thắt lưng cùng là sự di chuyển bất thường ra phía trước hoặc phía sau của thân đốt sống cùng với cuống sống, mỏm ngang và diện khớp phía trên.1 TĐS tương đối phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau thắt lưng, ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của người bệnh. Theo nghiên cứu của Fredrickson F. và cộng sự khảo sát X-quang của 500 học sinh, thấy tỷ lệ TĐS là 4,4% lúc 6 tuổi; 5,2% lúc 12 tuổi và 6% khi trưởng thành.2 TĐS thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra như bẩm sinh, thoái hóa, khuyết eo, chấn thương, sau phẫu thuật… trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là thoái hóa và khuyết eo đốt sống.1,3 Chẩn đoán TĐS thắt lưng dựa vào đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh như: X-quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ. X-quang cột sống thắt lưng với các tư thế chụp thẳng, nghiêng, cúi tối đa, ưỡn tối đa có thể chẩn đoán mức độ trượt và những tổn thương xương trong bệnh TĐS như: khuyết eo, thoái hóa, phì đại diện khớp, thiểu sản cung sau – cuống sống... Tuy nhiên X-quang khó đánh giá các tổn thương mô mềm, tổn thương thần kinh đi kèm. Khi đó cộng hưởng từ (CHT) là phương pháp giúp khảo sát rất tốt các tổ chức thần kinh, phần mềm vùng cột sống thắt lưng, cho thấy những hình ảnh chèn ép ống sống và rễ thần kinh với độ chính xác cao và phát hiện các bệnh lý khác của vùng cột sống.1 Ngoài ra hình ảnh phim chụp cộng hưởng từ còn giúp cho phẫu thuật viên dự kiến các công việc tiến hành trong phẫu thuật như: lựa chọn phương pháp và phương tiện giải ép thần kinh. Mất vững cột sống là sự chuyển động bất thường của cột sống vượt quá giới hạn vận động bình thường của nó. Mất vững cột sống được định nghĩa là chuyển động trượt lớn hơn 5mm và/hoặc chuyển động gập góc lớn hơn 10º dựa trên X-quang cúi, ưỡn tối đa4. Mất vững cột sống gây ra các triệu chứng lâm sàng như đau lưng, các triệu chứng của chèn ép thần kinh như đau chân, yếu chân, hội chứng đuôi ngựa.1, 5, 6 Sự mất vững cột sống thắt lưng được chứng minh là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến phẫu thuật cột sống thắt bại. Các phương pháp điều trị trượt cột sống mất vững gồm phẫu thuật giải ép hoặc phẫu thuật giải ép có kết hợp xương.7 Vì vậy chẩn đoán sớm và chính xác là điều quan trọng để bắt đầu chiến lược điều trị thích hợp và cải thiện kết quả lâm sàng ở nhóm bệnh nhân trượt đốt sống mất vững. Gần đây, có vài nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng thoái hóa đĩa đệm, dịch khối khớp bên trên CHT có thể là yếu tố nghi ngờ mất vững cột sống thắt lưng trong TĐS.4, 8 Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về mất vững cột sống ở bệnh nhân TĐS trên CHT. Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán cũng như điều trị cho các bệnh nhân TĐS chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ trong chẩn đoán trượt đốt sống vùng thắt lưng cùng không do chấn thương” với hai mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ trượt đốt sống vùng thắt lưng cùng không do chấn thương. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa hình ảnh cộng hưởng từ với trượt đốt sống vùng thắt lưng cùng không do chấn thương mất vững và không mất vững.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu ứng dụng của cột sống thắt lưng trên CHT 3 1.2. Bệnh học và phân loại trượt đốt sống thắt lưng 9 1.3. Các phương pháp chẩn đoán trượt cột sống vùng thắt lưng cùng. 12 1.4. Sơ lược điều trị trượt đốt sống vùng thắt lưng cùng 28 1.5. Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước 31 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu 34 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 34 2.3. Phương pháp nghiên cứu 34 2.4. Phương tiện nghiên cứu 35 2.5. Quy trình thực hiện 36 2.6. Phân tích hình ảnh 39 2.7. Biến số, chỉ số nghiên cứu 45 2.8. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin 46 2.9. Sai số và khống chế sai số 47 2.10. Phương pháp phân tích số liệu 47 2.11. Đạo đức nghiên cứu 48 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 49 3.2. Đặc điểm hình ảnh trượt đốt sống vùng thắt lưng cùng không do chấn thương trên CHT 54 3.3. Tìm hiểu mối liên quan giữa hình ảnh CHT với trượt đốt sống thắt lưng cùng không do chấn thương mất vững và không mất vững. 62 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 70 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 70 4.2. Đặc điểm hình ảnh trượt đốt sống vùng thắt lưng cùng không do chấn thương trên CHT 75 4.3. Tìm hiểu mối liên quan giữa hình ảnh CHT với trượt đốt sống thắt lưng cùng không do chấn thương mất vững và không mất vững. 82 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC  vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học yvi_VN
dc.subjecttrượt đốt sốngvi_VN
dc.titleNghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ trong chẩn đoán trượt đốt sống vùng thắt lưng cùng không do chấn thương.vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUẬN VĂN HẰNG NGUYỄN 18.11.pdf
  Restricted Access
2.96 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LUẬN VĂN HẰNG NGUYỄN 18.11 (1).docx
  Restricted Access
12.56 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.