
Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4491
Toàn bộ biểu ghi siêu dữ liệu
Trường DC | Giá trị | Ngôn ngữ |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Thị Quỳnh, Nga | - |
dc.contributor.author | Lê Đức, Quang | - |
dc.date.accessioned | 2023-11-16T04:14:46Z | - |
dc.date.available | 2023-11-16T04:14:46Z | - |
dc.date.issued | 2023 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4491 | - |
dc.description.abstract | Staphylococcus aureus (S. aureus) là một vi khuẩn gram dương gây nhiễm khuẩn sinh mủ phổ biến, có vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn mắc phải ở cộng đồng cũng như nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiễm khuẩn do S. aureus ở trẻ sơ sinh rất đa dạng với biểu hiện bệnh lý ở nhiều cơ quan khác nhau và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tình trạng bệnh đặc biệt nặng hơn ở trẻ sơ sinh, khi mà hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, làm tăng tính nhạy cảm với các tác nhân nhiễm khuẩn. Trong đó nhiễm khuẩn do S. aureus là bệnh lý khá thường gặp với diễn biến nhanh, xu hướng nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm để lại hậu quả nặng nề. Đặc biệt phải kể đến là tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và suy hô hấp nặng trong bệnh cảnh viêm phổi hoại tử hay áp xe phổi. Bên cạnh các vi khuẩn như Group B Streptococcus, E. coli, S. coagulase negative, S. aureus là một trong các căn nguyên nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp chiếm tỷ lệ khoảng 19% với mức độ tử vong tương đối cao lên tới 10,2%. Bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm khuẩn do S. aureus thường đa dạng, xu hướng gây tổn thương đa cơ quan, đôi khi lại có một tỷ lệ không nhỏ khó xác định được ổ nhiễm khuẩn tiên phát. Điều này đặt ra nhiều khó khăn trong tiếp cận chẩn đoán sơ bộ và định hướng phù hợp cho điều trị kháng sinh ban đầu. Mặt khác ngày càng gia tăng tỷ lệ S. aureus kháng methicillin trong cộng đồng và có xu hướng lan rộng trên toàn thế giới. Các chủng S. aureus kháng vancomycin còn hiếm gặp nhưng cũng đã được các báo cáo ghi nhận. Tình trạng kháng kháng sinh của S. aureus luôn là thách thức đối với các nhà lâm sàng trong quá trình điều trị, đặc biệt trên đối tượng trẻ sơ sinh. Vancomycin là kháng sinh được khuyến cáo sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn do S. aureus kháng methicillin. Liệu pháp kháng sinh thay thế trong trường hợp dị ứng, kháng với vancomycin hoặc điều trị thất bại với vancomycin được khuyến cáo là linezolid – kháng sinh thế hệ đầu tiên thuộc họ oxazolidinone. Linezolid đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả lâm sàng trong điều trị các nhiễm khuẩn do S. aureus kháng methicillin, tuy nhiên còn ít nghiên cứu đánh giá tác dụng của linezolid trong điều trị viêm phổi do S. aureus kháng methicillin ở trẻ em, đặc biệt trên đối tượng trẻ sơ sinh. Điều trị viêm phổi do S. aureus ở trẻ sơ sinh không những bao gồm liệu pháp kháng sinh thích hợp, kiểm soát các ổ nhiễm khuẩn bằng các can thiệp ngoại khoa khi có biến chứng, mà còn thông qua việc xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với mức độ nặng và tỷ lệ tử vong của bệnh, từ đó có thể hỗ trợ theo dõi và quản lý bệnh nhân tốt hơn. Trong thời gian qua có khá nhiều trường hợp nhiễm khuẩn do S. aureus tại Trung tâm Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương, đặc biệt là những trường hợp viêm phổi với mức độ bệnh nặng, diễn biến nhanh, nhưng biểu hiện lâm sàng ban đầu khi nhập viện rất đa dạng và không đặc hiệu. Điều này dẫn tới công tác chẩn đoán và điểu trị còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Việt Nam về tình trạng nhiễm khuẩn S. aureus còn tương đối hạn chế trên đối tượng trẻ sơ sinh. Vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus ở trẻ sơ sinh” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét kết quả điều trị của tình trạng viêm phổi do Staphylococcus aureus ở trẻ sơ sinh. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. S. aureus và những hiểu biết cơ bản 3 1.1.1. Lịch sử phát hiện 3 1.1.2. Đặc điểm vi sinh học 3 1.1.3. Dịch tễ học nhiễm khuẩn do S. aureus 4 1.1.4. Sinh lý học 4 1.1.5. Cơ chế gây bệnh 5 1.2. Tình trạng kháng kháng sinh của S. aureus 6 1.3. Các tổn thương nhiễm trùng cơ quan do S. aureus 7 1.4. Yếu tố nguy cơ gây nhiễm S. aureus 8 1.5. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn do S. aureus ở trẻ sơ sinh 9 1.5.1. Viêm phổi do S. aureus 9 1.5.2. Nhiễm khuẩn huyết do S. aureus 16 1.5.3. Các nhiễm trùng cơ quan khác do S. aureus 18 1.5.4. Điều trị nhiễm khuẩn do S. aureus 20 1.6. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 23 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25 2.2. Địa điểm và thời gian 25 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu. 25 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu 25 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 25 2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 25 2.3.3. Quy trình nghiên cứu 26 2.3.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu 27 2.3.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 33 2.3.6. Phân tích và xử lý số liệu 34 2.3.7. Sai số và khống chế sai số 34 2.3. Đạo đức nghiên cứu 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tình trạng nhiễm khuẩn do Staphylococcusaureus 36 3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 36 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo thời điểm mắc bệnh trong năm 37 3.1.3. Biểu hiện lâm sàng, cân lâm sàng của nhiễm khuẩn do S. aureus 38 3.1.4. Kết quả phân lập vi khuẩn S. aureus chẩn đoán 41 3.1.5. Tính nhạy cảm với kháng sinh của S. aureus 42 3.1.6. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của tình trạng viêm phổi S. aureus 43 3.2. Nhận xét kết quả điều trị của tình trạng viêm phổi do S. aureus ở trẻ sơ sinh 48 3.2.1. Phác đồ điều trị kháng sinh 48 3.2.2. Các biện pháp điều trị hỗ trợ 50 3.2.3. Kết quả điều trị viêm phổi S. aureus 50 3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của viêm phổi do S. aureus 51 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 56 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 56 4.1.1. Tuổi thai, giới tính, cân nặng sơ sinh 56 4.1.2. Thời gian nhập viện theo mùa trong năm 57 4.1.3. Tuổi nhập viện và tiền sử dùng kháng sinh 57 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tình trạng nhiễm khuẩn do S. aureus 58 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng của tình trạng nhiễm khuẩn S. aureus 58 4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng trong nhiễm khuẩn do S. aureus 62 4.3. Kết quả điều trị tình trạng viêm phổi do S. aureus và một số yếu tố liên quan 70 4.3.1. Kết quả điều trị 70 4.3.2. Một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị viêm phổi do S. aureus 74 4.4. Hạn chế của đề tài 79 KẾT LUẬN 80 KIẾN NGHỊ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Nhiễm khuẩn sơ sinh | vi_VN |
dc.subject | Staphylococcus aureus | vi_VN |
dc.title | Luận văn bác sĩ nội trú: "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus ở trẻ sơ sinh" | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Bộ sưu tập: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
Lê Đức Quang - BSNT - Nhi khoa - Khóa 46.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.58 MB | Adobe PDF | ![]() Đăng nhập để xem toàn văn | |
Lê Đức Quang - BSNT - Nhi khoa - Khóa 46.docx Tập tin giới hạn truy cập | 711.66 kB | Microsoft Word XML |
Hiển thị đơn giản biểu ghi tài liệu
Giới thiệu tài liệu này
Xem thống kê
Kiểm tra trên Google Scholar
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.