Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5507
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. PHẠM VĂN, PHÚ-
dc.contributor.advisorTS. NGHIÊM NGUYỆT, THU-
dc.contributor.authorCấn Thị, Thu Hằng-
dc.date.accessioned2024-12-12T09:00:17Z-
dc.date.available2024-12-12T09:00:17Z-
dc.date.issued2024-12-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5507-
dc.description.abstractMục tiêu: Nghiên cứu có mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2023-2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 182 người bệnh xơ gan điều trị nội trú tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 4/2023 đến tháng 6/2024. Chẩn đoán suy dinh dưỡng theo BMI, SGA và tiêu chuẩn GLIM. Nghiên cứu kết hợp theo dõi dọc trên 182 người bệnh xơ gan điều trị tại Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai, đánh giá thực trạng nuôi dưỡng vào ngày thứ 2 và ngày thứ 5 kể từ khi nhập viện. Mức độ đạt nhu cầu năng lượng được sử dụng theo tiêu chuẩn của ESPEN khi năng lượng trong khẩu phần ăn ³ 30 kcal/kg/ngày. Kết quả: Người bệnh chủ yếu thuộc nhóm 40-59 tuổi với 68,7%, giới nam 92,3%, phân loại Child-pugh B và C với 86,8%, xơ gan còn bù 78,6%. Theo BMI, có 29 người bệnh suy dinh dưỡng, chiếm tỉ lệ 15,9%, trong đó 15 người CED-A, 6 người CED-B và chỉ 8 người CED-C. Theo SGA, chủ yếu người bệnh có SGA-B với 50,5%, tiếp theo là SGA-A với 42,3%, thấp nhất là SGA-C 7,1%. Theo phân loại GLIM, tỉ lệ người bệnh suy dinh dưỡng là 37,4%. Không có mối liên quan giữa tuổi, giới, phân loại child-pugh, mức độ xơ gan và tình trạng dinh dưỡng theo GLIM. Kết luận:. Khi vào viện 76,4% người bệnh được nuôi dưỡng qua đường miệng. Giá trị trung bình năng lượng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu ở ngày thứ 2 là 1359,5 ± 311,3 kcal/ngày, tăng lên ở ngày thứ 5 là 1509,9 ± 291,7 kcal/ngày. Tỷ lệ người bệnh đạt đủ nhu cầu năng lượng và protein ngày thứ 2 lần lượt là 17,6% và 51,1%. Tăng ở ngày thứ 5 lần lượt là 31,95 và 73,6% (p <0,001). Tỷ lệ người bệnh sử dụng suất ăn bệnh viện ở ngày thứ 2 là 57,7%, tăng lên 66,5% ở ngày thứ 5. Kết luận: Tỉ lệ người bệnh xơ gan có suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn GLIM là 37,4% và không có mối liên quan với tuổi, giới, phân loại child-pugh, mức độ xơ gan. Tỷ lệ người bệnh đạt đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng còn thấp.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN…………………………………………………..3 1.1. Sơ lược về bệnh xơ gan 3 1.1.1. Dịch tễ học xơ gan 3 1.1.2. Nguyên nhân, lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng của xơ gan 3 1.2. Các vấn đề dinh dưỡng ở người bệnh xơ gan 5 1.2.1. Suy dinh dưỡng 5 1.2.2. Sarcopenia 5 1.3. Quy trình chăm sóc dinh dưỡng ở người bệnh xơ gan 7 1.3.1. Đánh giá dinh dưỡng ở người bệnh xơ gan 8 1.3.1.1. Định nghĩa tình trạng dinh dưỡng 8 1.3.1.2. Sinh bệnh học của suy dinh dưỡng ở người bệnh xơ gan 8 1.3.1.3. Các công cụ đánh giá suy dinh dưỡng 9 1.3.2. Chẩn đoán suy dinh dưỡng ở người bệnh xơ gan 15 1.3.3. Can thiệp dinh dưỡng ở người bệnh xơ gan 16 1.3.4. Theo dõi (giám sát) dinh dưỡng 21 1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 21 1.4.1. Trên thế giới 21 1.4.2. Tại Việt Nam 22 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu 24 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 24 2.3.2. Cỡ mẫu 24 2.3.3. Phương tiện và công cụ nghiên cứu 25 2.3.4. Các kỹ thuật trong nghiên cứu 25 2.3.5. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu 28 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 30 2.4.1. Đặc điểm chung 30 2.4.2. Biến số, chỉ số cho mục tiêu 1 30 2.4.3. Biến số, chỉ số cho mục tiêu 2 31 2.5. Sai số và khống chế sai số 32 2.6. Xử lý và phân tích số liệu 32 2.7. Đạo đức nghiên cứu 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………34 3.1. Tình trạng dinh dưỡng người bệnh xơ gan tại Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai năm 2023 - 2024 34 3.1.1. Đặc điểm chung 34 3.1.2. Đánh giá dinh dưỡng theo nhân trắc học 37 3.1.3. Đánh giá dinh dưỡng theo chỉ số xét nghiệm 37 3.1.4. Đánh giá dinh dưỡng theo phân tích điện trở kháng sinh học 39 3.1.5. Đánh giá dinh dưỡng theo chỉ số SGA 41 3.1.6. Đánh giá dinh dưỡng theo GLIM 46 3.2. Thực trạng nuôi dưỡng người bệnh xơ gan tại Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai năm 2023 – 2024 52 3.2.1. Chế độ nuôi dưỡng 52 3.2.2. Thành phần dinh dưỡng 55 3.2.3. Mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng 58 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN …………………………………60 4.1. Tình trạng dinh dưỡng người bệnh xơ gan tại Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai năm 2023 – 2024 60 4.1.1. Đặc điểm chung 60 4.1.2. Đánh giá dinh dưỡng theo chỉ số SGA 63 4.1.3. Đánh giá dinh dưỡng theo GLIM 67 4.1.4. Tình trạng dinh dưỡng theo nhân trắc học 69 4.1.5. Đánh giá dinh dưỡng theo phân tích trở kháng điện sinh học 70 4.1.6. Đánh giá chỉ số xét nghiệm 75 4.2. Mô tả thực trạng nuôi dưỡng người bệnh xơ gan tại Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai năm 2023 – 2024 76 4.2.1. Chế độ nuôi dưỡng 76 4.2.2. Thành phần dinh dưỡng 79 4.2.3. Mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng 80 KẾT LUẬN ………………………………………………………………… 82 KHUYẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectxơ gan, suy dinh dưỡng, GLIM, nuôi dưỡng, Bệnh viện Bạch Maivi_VN
dc.titleTình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng người bệnh xơ gan tại Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai năm 2023 - 2024vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2024THSCanThiThuHang.docx
  Restricted Access
7.06 MBMicrosoft Word XML
2024THSCanThiThuHang.pdf
  Restricted Access
4.55 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.