Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2311
Nhan đề: NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN NANG GIÁP LƯỠI
Tác giả: NGUYỄN THỊ, HUYỀN
Người hướng dẫn: Vũ Đăng, Lưu
Lê Văn, Khảng
Từ khoá: Chẩn đoán hình ảnh
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Nang giáp lưỡi (thyroglossal duct cyst) là khối bất thường bẩm sinh vùng cổ thường gặp nhất, chiếm khoảng 70% số khối bất thường bẩm sinh vùng cổ,1 và 55,9 – 86% các khối nằm trên đường giữa cổ.2,3 Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tố Uyên, nang giáp lưỡi chiếm 77,05% bệnh lý vùng cổ giữa.4 Nang và ống giáp lưỡi (thyroglossal duct) liên quan mật thiết với quá trình di cư của mầm tuyến giáp và sự phát triển của xương móng trong thời kỳ bào thai. Nang có thể ở nằm bất kì vị trí nào trên đường đi của mầm tuyến giáp, thường gặp nhất ở vùng xương móng 5 nên còn được gọi là nang giáp móng. Nang giáp lưỡi thường được chẩn đoán chính xác trước mổ dựa trên triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng điển hình. Các thăm khám hình ảnh trước mổ có vai trò bổ sung thông tin chẩn đoán, đặc biệt trong các trường hợp lâm sàng không điển hình hoặc khó thăm khám, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác (nang hố lưỡi thanh thiệt, tuyến giáp lạc chỗ, nang da, nang biểu bì…), đánh giá sự lan rộng và biến chứng của nang (viêm, chuyển dạng ác tính), xác định tuyến giáp lạc chỗ nếu có, từ đó lập kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân.1,6 Cuối cùng khẳng định chẩn đoán nang giáp lưỡi bằng phẫu thuật và giải phẫu bệnh sau mổ. Siêu âm thường là thăm khám hình ảnh đầu tiên được sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ nang giáp lưỡi và xác định tuyến giáp ở vị trí bình thường hay lạc chỗ.1,5 Nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ cần siêu âm vùng cổ đủ để chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị. Bên cạnh đó, một số trường hợp cần chụp thêm cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ vùng cổ như nang nằm sâu ở đáy lưỡi khó đánh giá toàn diện trên siêu âm, hình ảnh siêu âm không điển hình (giả đặc, có thành phần đặc, tăng sinh mạch máu bất thường, nhiều ống giáp lưỡi, ống giáp lưỡi phân nhánh,…) hoặc nghi ngờ u.6 Ở Việt Nam cũng như trên thế giới từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về nang giáp lưỡi nhưng hầu hết tập trung vào đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và điều trị, chưa có đề tài nào đánh giá cụ thể về vai trò của cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh và góp phần vào điều trị. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong chẩn đoán nang giáp lưỡi”, với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của nang giáp lưỡi trên cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ. 2. Đánh giá giá trị của cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong chẩn đoán nang giáp lưỡi có đối chiếu với phẫu thuật và mô bệnh học.  
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2311
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1020.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.47 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.